Sản phẩm nằm trong danh mục:
PHẬT BẢN MỆNH 12 CON GIÁP -> Phật Hộ Mệnh Tuổi Hợi -> Phật Bản Mệnh Tuổi Ky Hợi 1959
Xem bói tử vi có thể cho ta biết chính xác điều gì?
Cũng như các môn bói toán dựa trên giờ - ngày- tháng - năm sinh khác, tử vi là một bản tổng kết đơn giản về phước tội quá khứ nhiều kiếp qua.
Các môn này diễn giải nhân quả tội phước quá khứ theo kiểu công thức âm dương, ngũ hành, cung mệnh .... thôi, chứ cũng không được như những người có Túc Mạng Thông như Đức Phật, hay các đệ tử Phật, như Edgar Cayce…, nói rõ ra là tiền kiếp tạo nghiệp gì, làm phước gì mà kiếp này ra như thế.
Tức là nhiều kiếp qua, tổng số phước & tội của người đó, đan xen nhau, hay bù trừ cho nhau xong, thành ra Nghiệp báo như thế nào, quyết định trong kiếp này người đó sẽ được hưởng những phước gì, chịu những nghiệp gì, tiền tài, danh vọng, hôn nhân, tính cách ra sao v.v... thì tử vi sẽ tính ra được phần kết quả.
Ý Nghĩa Tác Dụng Khi Đeo Phật Bản mệnh Bên Người ?
Theo tín ngưỡng Phật giáo thì mỗi một con giáp sẽ có một vị Phật bản mệnh riêng. Và căn cứ vào năm sinh để xác định chính xác vị Phật độ mệnh cho mình. Vậy ý nghĩa Phật bản mệnh đối với chúng sinh là gì?
Phật bản mệnh là Phật độ trì cho con giáp của bạn, là 1 trong những vật phẩm phong thủy rất linh thiêng. Sản phẩm không chỉ đơn giản là 1 món trang sức bình thường mà nó còn ẩn chứa niềm tin và sự tin cậy. Mong muốn giữ Phật bên mình đời đời bình an.
Phật bản mệnh soi đường dẫn lối hướng đến cuộc sống tốt đẹp: mang Phật bản mệnh để nhắc nhở bản thân mình luôn sống thiện, theo lẽ phải và hướng tới những điều tốt lành. Mỗi khi có ý niệm hoặc hành động không đúng với luân thường đạo lý thì nhìn Phật để quay đầu lại, tuyệt đối không được làm điều ác.
Phật bản mệnh để được bình an: Những ai đang trên hành trình cuộc đời mình như đi học xa, công tác nơi khác hay những người thường xuyên di chuyển bằng phương tiện giao thông thì họ thường mang Phật bản mệnh bên người (có người đeo trên người, có người đeo trên xe hoặc để trong hộp đựng,..) để mong cho bản thân mình được bình an trên mọi nẻo đường.
Đeo dây chuyền phật bản mệnh tốt cho sức khỏe: Sản phẩm chất liệu bằng đá tự nhiên hoặc bạc thái sẽ tốt cho người sử dụng. Với sản phẩm chất liệu bằng đá sẽ giúp tăng nguồn năng lượng, còn với chất liệu bằng bạc sẽ tốt cho sức khỏe và sức đề kháng cơ thể (tránh các bệnh về cảm cúm, diệt khuẩn và giảm bệnh về viêm khớp,…). Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về công dụng của bạc, mời bạn đọc ngay bài viết “12 công dụng tuyệt vời chỉ có ở bạc”.
Phật bản mệnh giúp tăng tài lộc, phát triển sự nghiệp: Không chỉ tốt về sức khỏe nhiều người chọn đeo Phật bản mệnh khi bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình được thuận buồm xuôi gió hơn. Mong Phật bên mình, độ trì cho mình để tránh tiểu nhân hãm hại, nếu có khó khăn thì có thể vượt qua. Hướng đến sự nghiệp phát triển hơn, con đường rộng mở và tốt lành hơn.
Mong muốn gia đình hạnh phúc: Trong phong thủy thì còn mang đến ý nghĩa về tình duyên và hạnh phúc. Chính vì vậy mà nhiều người chọn đeo Phật bản mệnh để hóa giải lận đận về đường tình duyên, gặp được 1 nửa của mình. Với ai có gia đình thì mong muốn gia đình được bảo vệ, tránh những điều không hay.
Chính vì những lý do trên, mà nhiều người chọn Phat ban menh để làm món quà tặng cho người thân yêu của mình. Mong những điều tốt lành như trên sẽ đến với họ, thay mình bảo vệ những người thân yêu.
Tử vi không thể xem được điều gì ở cuộc đời mỗi người ?
Tử vi không biết được phần nguyên nhân. Vì sao, vì nghiệp gì, phước gì mà ra kết quả như thế, bói toán không biết được.
Và thêm điểm mấu chốt là, Tử Vi – và các cách bói toán dựa theo ngày giờ sinh, không tính ra được là nếu kiếp này, nếu người đó tiếp tục tạo thêm phước – hoặc gây thêm tội, thì cuộc sống sẽ thay đổi như thế nào?
Vì khi một người trong hiện tại, tạo phước lớn, hay gây ra tội nặng, thì nhân quả Nhân quả tội phước lập tức sẽ thay đổi. Hoặc tạo thật nhiều việc thiện lành, tạo nhiều công đức lớn, thì nghiệp chướng sẽ được tiêu trừ, không còn bị tai ách như trong Tử Vi đã tiên đoán, và mọc thêm ra những phước báo tốt lành như giàu sang, thành đạt, may mắn…
Chẳng hạn, Tử Vi cho biết rằng người này cả đời không thể có con. Tuy nhiên, anh ta gặp một vị cao tăng, khuyên thường xuyên phải phóng sinh. Anh ta nghe theo, nhiệt tình thực hành phóng sinh liên tục vài năm. Cuối cùng vẫn sinh được quý tử. Không phải Từ Vi tính sai, mà do anh ta tạo phước, khiến nghiệp cũ tiêu trừ, phước mới tăng thêm, số mệnh đã được sửa lại.
Ngược lại, hiện tại nếu một người tạo thật nhiều việc bất thiện, sẽ khiến cái vốn liếng Phước – Tội của quá khứ thay đổi: phước bị tổn giảm, và nghiệp khổ tăng lên. Chẳng hạn, Tử Vi phán rằng người này thọ 70 tuổi, nhưng vào năm 30 tuổi anh ta tạo nghiệp sát sinh nặng, giết trâu, giết chó quá nhiều, tuổi thọ sẽ bị giảm xuống, tới 45 tuổi đã mắc bệnh chết. Cái này không phải do Tử Vi tính sai, mà là do nhân quả nghiệp báo của người này đã thay đổi.
Chính vì vậy, Tử Vi – và các cách bói toán dựa theo ngày giờ sinh chỉ tính được quá khứ, chứ không tính được sự sửa chữa số mệnh trong hiện tại & tương lai.
Lưu ý, phải là tạo tội, hoặc tạo phước ‘THẬT NHIỀU’ mới có thể khiến cho nhân quả thay đổi một cách rõ ràng, có thể nhận ra ngay trong hiện tại. Như trong nhiều câu chuyện về nhân quả, việc cứu người sẽ được phước rất lớn, lập tức số mạng chuyển từ chết đói thành vinh hiển.
Và khi ta tạo tội, nếu là những tội nghiêm trọng, hà hiếp người khác, cậy chức cậy quyền.. khiến tiếng tiếng oán thán thấu tận trời xanh. Số mạng lại xoay chuyển lập tức, từ vinh hiển thành chết đói. Nếu chỉ là những tội nhỏ, phước nhỏ lặt vặt thì phải lâu xa nhiều kiếp sau mới thấy nhân quả diễn ra, chứ không nhanh như vậy.
Ý nghĩa sao và cách cúng sao giải hạn đầu năm
Đầu xuân đi lễ chùa cầu cho quốc thái, dân an từ lâu đã trở thành một sinh hoạt tính ngưỡng của người dân Việt Nam, trong đó có lễ dâng sao giải hạn (lễ giải hạn). Đây được coi là thủ tục quan trọng đối với các thành viên trong gia đình khi một năm mới bắt đầu.Phong tục này đã tồn tại lâu đời và ăn sâu vào tâm thức của đại đa số người dân Việt Nam
Trong quan niệm của người Á Đông, theo vòng quay của sao Thái Tuế, mỗi người sinh ra đều có một vì sao chiếu mệnh tùy theo năm. Có tất cả 24 vì sao quy tụ thành 9 chòm sao : La Hầu, Thổ Tú, Thủy Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Vân Hớn, Kế Đô, Thái Âm, Mộc Đức và 8 niên hạn : Hoàng Tuyền , Tam Kheo , Ngũ Mộ , Thiên Tinh , Toán Tận , Thiên La , Địa Võng , Diêm Vương
Trong 9 ngôi sao có sao tốt, có sao xấu. Năm nào bị sao xấu chiếu mệnh, con người sẽ gặp phải chuyện không may, ốm đau, bệnh tật. . . gọi là vận hạn,nặng nhất là “Nam La hầu, nữ Kế đô”. Còn nếu năm đó được sao tốt chiếu mệnh thì sẽ làm lễ dâng sao nghênh đón.
Vì muốn giảm nhẹ vận hạn người xưa thường làm lễ cúng vào đầu năm (là tốt nhất) hoặc hàng tháng tại chùa (là tốt nhất) hay tại nhà ở ngoài trời với mục đích cầu xin Thần Sao phù hộ cho bản thân, con cháu, gia đình đều được khoẻ mạnh, bình an, vạn sự tốt lành, may mắn, thành đạt và thịnh vượng. Nhiều ngôi chùa ở Việt Nam còn tổ chức đăng ký làm lễ từ tháng 11 -12 âm lịch của năm trước.
Cúng sao giải hạn là tập tục đã tồn tại lâu đời trong dân gian ,tập tục này có nguồn gốc từ Lão Giáo ở bên Trung Hoa. Sao hạn được căn cứ trên học thuyết Ngũ hành xung khắc. Từ Lão giáo qua dân gian rồi đi vào Phật giáo, nhưng ngày nay, tục này được xem như tục tập của Phật giáo. Đoán sao, đoán hạn và cúng giải sao hạn ngày nay hầu hết là diễn ra ở các chùa.
Hóa giải sao xấu và hạn “năm tuổi” bằng vật phẩm phong thủy Phật Bản Mệnh
Cuộc sống kinh tế ngày càng hiện đại thì con người càng chú trọng hơn đến những yếu tố phong thủy ảnh hưởng đến tài vận của mình. Theo tử vi thì mỗi năm, mỗi người đều gắn với một ngôi sao chiếu mệnh nhưng không phải sao chiếu mệnh nào cũng tốt.
Cách hóa giải sao La Hầu (hành Kim, xấu) ( Dùng Vật Phẩm Phong Thủy Phật Bản Mệnh )
Sao La Hầu là ngôi sao chiếu mệnh cực xấu đối với cả nam và nữ, kỵ nhất là vào các tháng như tháng giêng, tháng bảy. Sao La Hầu ảnh hưởng đến nam giới nặng nhất ở các vụ tai tiếng, ăn nói thị phi, các chuyện kiện thưa liên quan đến công quyền và cả những chuyện phiền muộn, tai nạn, bệnh tật nữa.
Để hóa giải vận hạn mà ngôi sao chiếu mệnh này mang lại, bạn phải dùng hành Thủy để tiết chế khí hành Kim bằng cách mang theo bên mình các vật phẩm phong thủy, đá quý có màu xám, màu xanh biển hay màu đen, chẳng hạn như đá thanh kim xanh đậm, đá mã não xanh dương, thạch anh đen, thạch anh tóc tiên đen... hoặc vòng tay tam hợp quý nhân
Cách cúng sao giải hạn sao Kế Đô (hành Thổ, xấu) ( Dùng Vật Phẩm Phong Thủy Phật Bản Mệnh )
Kế Đô là một ngôi sao xấu, ảnh hưởng nhiều nhất đến nữ giới vào tháng ba và tháng chín trong năm. Vận hạn chủ yếu liên quan đến những thị phi, ám muội, đau khổ, mất mát tiền của, họa vô đơn chí và những dấu hiệu mờ ám trong gia đình.
Sử dụng các loại đá phong thủy, đá quý màu trắng như đá thạch anh trắng... có tác dụng hóa giải vận hạn sao Kế Đô rất tốt. Đó là bởi vì loại đá quý màu trắng chứa khí hành Kim có khả năng hóa giải khí xấu thuộc hành Thổ của sao Kế Đô. hoăc vòng tay phong thủy nam nữ
Hóa giải sao Thái Dương (hành Hỏa, tốt) như thế nào? ( Dùng Vật Phẩm Phong Thủy Phật Bản Mệnh )
Sao chiếu mệnh Thái Dương thuộc hành Hỏa có khả năng mang lại may mắn vào tháng sáu và tháng mười cho nam giới, giúp họ gặp nhiều niềm vui, may mắn, tài lộc. Tuy nhiên thì ngôi sao này lại không hợp khi chiếu mệnh cho nữ giới, có thể mang đến nhiều vận hạn, tai ách liên quan đến sự an khang thịnh vượng.
Đối với nam giới, bạn nên đeo các loại đá phong thủy có màu hồng, màu đỏ hay màu tím như thạch anh tóc đỏ, thạch anh hồng, thạch anh tím, mã não đỏ, ruby đỏ... để tăng cường cát khí tốt của sao về tài lộc. Hay bạn còn có thể sử dụng các loại đá quý màu xanh thuộc hành Mộc như đá ngọc hồng lục bảo hay vòng ngọc Myanmar... để Mộc sinh Hỏa càng thêm tốt.
Còn đối với nữ giới, cách cúng sao giải hạn bị 'ám' bởi sao Thái Dương, bạn cần đeo các vật phẩm phong thủy có màu nâu, màu vàng như thạch anh ưu linh nâu, thạch anh tóc vàng, thạch anh vàng, hổ phách... để dùng khí hành Thổ tiết chế khi hành Hỏa.
Hóa giải sao Thái Âm (hành Thủy, tốt) ( Dùng Vật Phẩm Phong Thủy Phật Bản Mệnh )
Ngôi sao chiếu mệnh này tốt cho cả nam giới và nữ giới, đặc biệt là rất tốt vào tháng chín, mang lại may mắn liên quan đến danh lợi, hỉ sự, tuy nhiên lại kỵ tháng mười trong năm.
Vì sao Thái Âm thuộc hành Thủy nên bạn cần phải dùng khí hành Kim để Kim sinh Thủy sẽ càng tốt hơn bằng cách dùng các vật phẩm phong thủy có màu trắng như thạch anh trắng... Không những thế, bạn còn có thể tự tăng cường khí tốt của hành Thủy bằng cách đeo bên người các loại đá phong thủy có màu đen, màu xanh biển hay màu xám như thạch anh tóc đen, thạch anh đen, mã não xanh dương, thạch anh tóc tiên đen, đá thanh kim xanh đậm...
Cách cúng sao giải hạn với sao Mộc Đức (hành Mộc, tốt) ( Dùng Vật Phẩm Phong Thủy Phật Bản Mệnh )
Ngôi sao này tuy mang lại tốt lành vào tháng mười và tháng chạp âm lịch nhưng lại ẩn chứa khí xấu liên quan đến bệnh tật cho cả nam giới và nữ giới.
Do đó, bạn có thể dùng đá quý màu xanh lá để tăng cường khí tốt của hành Mộc, giúp mang lại may mắn về tình duyên, hạnh phúc. Hay đeo trang sức đá quý màu đen, màu xanh dương thuộc hành Thủy để Thủy sinh Mộc càng thêm tốt lành.
Hóa giải sao Vân Hớn, hoặc Vân Hán (hành Hỏa, xấu) ( Dùng Vật Phẩm Phong Thủy Phật Bản Mệnh )
Sao chiếu mệnh Vân Hán mang lại tai ương cho cả nam và nữ vào tháng hai và tháng tám âm lịch trong năm. Trong khi nữ giới cần cẩn thận về thai sản và an bề nhà cửa (đặc biệt là chuyện chăn nuôi súc vật) thì nam giới nên phòng bệnh tật và các vụ kiện thưa bất lợi cho mình.
Cách cúng sao giải hạn đối với sao Vân Hán không hề khó đâu nhé. Bạn có thể dùng hành Thổ để tiết chế khí xấu hành Hỏa bằng cách đeo các loại đá quý có màu nâu và màu vàng như thạch anh ưu linh nâu, hổ phách, thạch anh tóc vàng, thạch anh vàng...
Hóa giải vận hạn sao Thổ Tú (hành Thổ, xấu) ( Dùng Vật Phẩm Phong Thủy Phật Bản Mệnh )
Thổ Tú là một ngôi sao xấu, đặc biệt là trong tháng tư và tháng tám âm lịch. Khi vướng phải sao chiếu mệnh này, bạn sẽ gặp nhiều chuyện thị phi, bị 'ném đá giấu tay' dẫn đến kiện tụng, chăn nuôi thua lỗ, gia đạo không yên và không có lợi nếu đi xa hoặc đi trong đêm vắng.
Để hóa giải vận hạn sao Thổ Tú thuộc hành Thổ, bạn nên sử dụng các vật trang sức màu trắng thuộc hành Kim để tiết chế khí xấu của hành Thổ, chẳng hạn như thạch anh trắng...
Cách cúng sao giải hạn với sao Thái Bạch (hành Kim, xấu) ( Dùng Vật Phẩm Phong Thủy Phật Bản Mệnh )
Sao Thái Bạch xấu cho cả nam và nữ về công việc kinh doanh, bị hao tán tiền của, thậm chí là còn dính đến quan sự, đặc biệt xấu vào tháng năm âm lịch và kỵ màu trắng trong cả năm.
Để giải vận đen của sao Thái Bạch, bạn cần phải dùng hành Thủy để hóa giải khí xấu của hành Kim bằng cách sử dụng các vật phẩm đá phong thủy có màu đen hay màu xanh dương, chẳng hạn như đá thanh kim xanh dương, thạch anh tóc đen hay thạch anh đen...
Bí quyết phong thủy tốt đối với sao Thủy Diệu (hành Thủy, tốt) ( Dùng Vật Phẩm Phong Thủy Phật Bản Mệnh )
Sao Thủy Diệu tuy mang lại vận tốt liên quan đến lộc, hỷ nhưng lại rất kỵ tháng tư và tháng tám trong năm. Do đó, vào các tháng này, bạn nên biết 'giữ mồm giữ miệng' để tránh bị vạ lây bởi lời nói, nếu không thì rất dễ dẫn đến tranh cãi, đàm tiếu thị phi.
Sao Thủy Diệu thuộc hành Thủy tốt nên thay vì tập trung vào hóa giải vận đen, bạn có thể tăng cường khí tốt của nó bằng cách sử dụng trang sức đá quý màu đen, màu xanh dương; đồng thời dùng trang sức màu trắng thuộc hành Kim để Kim sinh Thủy càng thêm tốt lành.
Mua đúng sản phẩm chất lượng, đảm bảo
Sau khi bạn đã chọn được vị Phật phù trợ cho mình, bước tiếp theo bạn cần phải tìm được địa chỉ để mua sản phẩm đúng chất lượng với giá cả phù hợp. Có một số chất liệu mà bạn có thể tham khảo như đá tự nhiên, bạc thái,.. thì chất lượng sản phẩm tốt hơn so với những loại rẻ như đá nhân tạo, kim loại, inox,.. Một lời khuyên là bạn nên đầu tư vào sản phẩm bạc thái sẽ tốt về cả chất lượng và giá cả (một ưu điểm nữa của bạc thái là sẽ không bị vỡ khi bạn vô ý làm rơi như chất liệu đá).
Cách đeo phật bản mệnh đúng cách
Đối với Phật bản mệnh cần phải giữ cho Phật luôn sạch sẽ và tránh tiếp xúc với thứ ô uế hay bụi bẩn. Chính vì vậy mà nhiều người chọn mặt Phật bản mệnh hơn là chọn vòng tay hay nhẫn (vì đơn giản đeo trên cổ thì bạn có thể đeo hằng ngày, còn nếu đeo ở tay thì phải tháo ra khi tiếp xúc với vật bẩn, ô uế).
Thời gian thỉnh đeo mặt Phật bản mệnh
Một vấn đề mà nhiều người không hề biết hoặc có biết nhưng không để ý thực hiện đó chính là thời gian thỉnh (hoặc nhiều người gọi là khai quang) mặt Phật lúc nào là thích hợp, tốt nhất. Vì đây là sản phẩm mang hướng tâm linh, vị Phật phù trợ cho bạn trên đường đời nên để làm đúng nhất, bạn nên tìm hiểu và thực hiện. Thời gian thỉnh tốt nhất là khoảng 7h đến 9h sáng (vì đây là thời gian mà bắt đầu đón ánh nắng của mặt trời, không khí trong lành và sạch sẽ). Quan trọng nhất thời điểm này dương khí không quá nặng như tầm trưa hoặc chiều. Nên mọi người hãy chú ý đến điều này nhé.
Phật Bản Mệnh Thiên Thù Thiên Nhãn Bồ Tát
Thiên Thù Thiên Nhãn Bồ Tát là vị Phật Bản Mệnh đại diện cho tín chủ thuộc tuổi Tý.
Vị tôn chủ Thiên Thù Thiên Nhãn Bồ Tát đại diện cho trí tuệ minh mẫn, nhanh nhạy trong mọi hoàn cảnh, liên tục nắm bắt được các cơ hội trong cuộc sống. Đặc biệt khi sử dụng còn giúp người đeo loại bỏ được những tật đa nghi, khó tính.
Phật Bản Mệnh Hư Không Tạng Bồ Tát
Hư Không Tạng Bồ tát là vị Phật Bản Mệnh đại diện cho tín những tín chủ thuộc tuổi Sửu và tuổi Dần.
Vị tôn chủ Hư Không Tạng Bồ Tát đại diện cho sáng suốt trong mọi tình huống, nếu đeo mặt Phật Bản Mệnh này theo bên người sẽ góp phần gây dựng và tích lũy tiền bạc, luôn được quý nhân giúp đỡ.
Phật Bản Mệnh Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là vị Phật Bản Mệnh đại diện cho tín chủ thuộc tuổi Mão.
Vị tôn chủ Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đại diện cho tinh thần mở rộng, trí tuệ, đặc biệt đối với những đứa trẻ sinh ra trong năm Mão mà đeo mặt Phật theo từ nhỏ sẽ ghi danh nhiều thành tích tốt trên con đường học tập. Hay như đối với người làm ăn buôn bán
Phật Bản Mệnh Phổ Hiền Bồ Tát
Phổ Hiền Bồ Tát là vị Phật Bản Mệnh đại diện cho tín chủ thuộc tuổi Thìn và tuổi Tỵ.
Vị tôn chủ Phổ Hiền Bồ Tát đại diện cho sức mạnh và mọi thách thức cản trở phía trước đều có thể vượt qua. Mang theo mặt Phật này theo bên người sẽ giúp người sở hữu đạt được những mong ước lớn lao của mình thành hiện thức, tránh xa nhiều tai họa, điềm không lành.
Phật Bản Mệnh Đại Thế Chí Bồ Tát
Đại Thế Chí Bồ Tát là vị Phật Bản Mệnh đại diện cho tín chủ thuộc tuổi Ngọ.
Vị tôn chủ Đại Thế Chí Bồ Tát được biểu trưng cho hanh thông, thuận lợi trên con đường sự nghiệp. Ngoài ra còn giúp gia đạo người dùng cầu được ước thấy, được dẫn lối trên con đường chính đạo, tránh sa đọa và phát huy được hết tài năng của bản thân.
Phật Bản Mệnh Như Lai Đại Phật
Như Lai Đại Phật là vị Phật Bản Mệnh đại diện cho tuổi Mùi và tuổi Thân.
Vị tôn chủ Như Lai Đại Phật được biểu trưng cho tri thức và sức mạnh vượt lên mọi hoàn cảnh trong cuộc sống. Người sử dụng Phật Bản Mệnh sẽ hỗ trợ bản thân xua tan được bóng tối, có nhiều cơ hội để được vượt lên và giành được nhiều thành công nhất định.
Phật Bản Mệnh Bất Động Minh Vương
Bất Động Minh Vương là vị Phật Bản Mệnh đại diện cho tuổi Dậu.
Vị tôn chủ Bất Động Minh Vương có khả năng bảo vệ các gia chủ khỏi những điều không may, hỗ trợ khai sáng tâm thiện để người sử dụng gặp được nhiều điều tốt đẹp, tận dụng được trí tuệ của mình và phát huy trong mọi hoàn cảnh.
Phật Bản Mệnh Phật A Di Đà
Phật A Di Đà là vị Phật Bản Mệnh đại diện cho người tuổi Tuất và tuổi Hợi.
Vị tôn chủ Phật A Di Đà hỗ trợ tín chủ hữu duyên với nhiều may mắn trong cuộc sống, được bảo hộ khỏi những điều phiền toái, mặt khác giữ vững cơ đồ của mình được đời đời an lạc.
Ý Nghĩa Phật Bản Mệnh Tuổi Hợi Khi Đeo Bên Mình
Phật A Di Đà là Phật bản mệnh tuổi Hợi
Phật bản mệnh gồm có 8 vị Phật và Bồ Tát, còn được gọi là Phật độ mạng hay Phật hộ thân. Thông qua 12 nhân duyên, Thiên can, Địa chi và Ngũ hành tương sinh tương khắc là đất, nước, gió, lửa, không khí, Phật giáo mật tông đưa ra thuyết 8 vị Bản tôn chủ quản 12 con giáp, và Phật A Di Đà chính là Phật bản mệnh tuổi Hợi. Mật tông thường gọi là 8 thần hộ thân.
Hình tượng của Phật A Di Đà
Trong Phật giáo Tạng truyền, hình tượng Phật A Di Đà thường là: Thân màu đỏ, đầu đội bảo quan, búi tóc, thân mặc thiên y ngũ sắc, dưới là váy lụa, mang chuỗi ngọc trên người, có đầy đủ tất cả các loại trang nghiêm của Phật Báo thân (Sambogakaya), an tọa trên tòa nguyệt luân hoa sen, bảo tọa do 8 con khổng tước khiêng, có ý nghĩa chặt đứt mọi tham dục. Khổng tước tượng trưng cho vẻ đẹp làm rung động lòng người, đồng thời tượng trưng cho sự tham dục. Bởi vì khi thấy đồ vật đẹp, con người thường nổi lòng tham, không chịu từ bỏ.
Phật A Di Đà là ai? .Phật Bản Mệnh Tuổi Hợi .
Phật A Di Đà (Tiếng Phạn: Amitabha – Amitayus, Trung Quốc: Amituofo) là một vị Phật thường được mô tả trong kinh điển Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ Tông, một chi nhánh của Phật giáo thực hành chủ yếu ở khu vực Đông Á.
Theo các kinh sách, Phật A Di Đà sở hữu công đức vô hạn phát sinh từ những việc tốt không biết bao nhiêu kiếp trước. “A Di Đà” có thể dịch là “Ánh Sáng Vô Hạn” do đó Phật A Di Đà thường được gọi là “Đức Phật Ánh Sáng”.
Tuy nhiên, Hình ảnh của A-Di-Đà không hề được nhắc đến trong những tầng văn liệu cổ xưa nhất của Phật giáo Ấn độ, nhưng vào khoảng đầu Công nguyên, danh hiệu A-Di-Đà xuất hiện là một vị Phật ở phía Tây trong bộ Ngũ phương Phật. Tín ngưỡng A-Di-Đà gần như được phát triển cùng với phương pháp hành trì thời kỳ đầu của Đại Thừa hay Mahāyāna là cầu khấn và thờ phụng “mọi vị phật” và hình tượng vài vị trong số đó đang sống ở những thế giới “thanh tịnh”, xa xôi, ứng với một phương hướng chính. Theo wikipedia
Được truyền cảm hứng bởi những lời dạy của Đức Phật Lokesvaraja, Phật A Di Đà đã lập ra 48 lời thề nguyện tuyệt vời để cứu độ chúng sinh. Lời thề thứ 18, là nền tảng của Tịnh Độ: “Nếu sau khi đạt được Phật quả, tất cả chúng sinh khát khao thành thực và đức tin để được tái sinh trong đất của tôi, niệm tên tôi 10 lần mà không được sinh ra ở đó, thì tôi không thể đạt được giác ngộ hoàn hảo.”
Kể từ đó, Phật A Di Đà sau 5 năm tu luyện, cuối cùng đã đạt được giác ngộ tối cao. Điều này có nghĩa là lời tuyên thệ từ bi và vĩ đại của Ngài giờ đây đã trở thành hiện thực, cõi Tây Phương Cực Lạc (Pure Land – Sukhavati) đã được thiết lập, đau khổ của chúng sinh sẽ được giải thoát nếu họ có đức tin để gọi tên Ngài.
Người Trung Hoa gọi tên Đức Phật là “NIEN-FWO” có nghĩa là “Cầu Nguyện”. Thuật ngữ Nhật Bản cho thực hành này được gọi là “Nembutsu”. Trong thực hành này, phải có ba phẩm chất quan trọng trong tâm: Chân thành, Niềm tin và Khát vọng được tái sinh trong cõi Tịnh độ. Lời cầu nguyện đơn giản hoặc thần chú mà người ta cần lặp lại là:
Phật A Di Đà và cõi Tây Phương cực lạc
Trong các phiên bản của kinh điển được biết đến rộng rãi ở Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản, lời nguyện thứ 18 của Đức Phật A Di Đà nói rằng, bất kỳ chúng sanh trong vũ trụ mong muốn được sinh ra trong cõi Tịnh Độ A Di Đà và kêu gọi tên Ngài sẽ được đảm bảo tái sinh ở đó.
Lời nguyện thứ 19 của Phật A Di Đà hứa rằng, cùng với Bồ Tát và các Phật tử may mắn khác, sẽ xuất hiện trước mặt những người gọi tên Ngài vào lúc chết. Sự cởi mở này và việc chấp nhận tất cả mọi giống loài đã làm cho niềm tin Tịnh Độ là một trong những ảnh hưởng quan trọng trong Phật giáo Đại thừa.
Phật giáo Tịnh Độ bắt đầu phổ biến ở phía tây bắc Ấn Độ, Pakistan và Afghanistan, từ đó nó lan sang Trung Á và Trung Quốc, và từ Trung Quốc sang Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Các kinh điển tiếp tục giải thích rằng, Phật A Di Đà sau khi tích lũy công đức vĩ đại qua vô số kiếp, cuối cùng đạt được Phật quả và vẫn còn sống trong khu đất của mình, nơi đó được gọi là Cõi Tây Phương Cực Lạc, nơi tuyệt đẹp, tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Các học thuyết cơ bản liên quan đến Phật A Di Đà và lời thề của Ngài được tìm thấy trong kinh Vô Lượng Thọ.
Thông qua những nỗ lực của mình, Phật A Di Đà đã tạo ra cõi Tịnh Độ (tiếng Trung: jìngtŭ; Nhật Bản: Jodo; Việt: Tịnh Độ) hay Cực Lạc (tiếng Phạn: Sukhavati – nơi sở hữu hạnh phúc). Cõi Cực Lạc nằm ở phía tây, vượt ra ngoài giới hạn của thế giới của chúng ta.
Bằng sức mạnh lời thề của mình, Phật A Di Đà đã làm cho tất cả những ai cầu khẩn Ngài được tái sinh vào vùng đất này, họ sẽ trải qua những hướng dẫn trong Pháp để cuối cùng trở thành những vị Bồ tát (mục tiêu tối hậu của Phật giáo Đại thừa). Từ đó, các vị Bồ tát cùng trở lại thế giới để giúp nhiều người hơn.
Thần chú Phật A Di Đà Phật Bản Mệnh Tuổi Hợi .
Phật A Di Đà là trung tâm của một số thần chú trong thực hành Phật giáo Kim Cương Thừa. Ở Ấn Độ, thần chú của Phật A Di Đà là Om Amitābha Hrīḥ, được phát âm trong phiên bản tiếng Tây Tạng là Om Ami Dewa Hri. Trong trường phái Phật giáo Shingon Nhật Bản là On Amirita Teizei Kara Un hoặc Om Amrta Teje Hara Hum.
Nguồn gốc và ý nghĩa tính biểu tượng trong kinh A Di Đà
Có thể nói, có nhiều cách tiếp cận khác nhau để tìm hiểu về ý nghĩa giá trị nội dung được trình bày trong bản kinh A Di Đà, một bản kinh Đại thừa phổ biến nhất hiện nay và được trì tụng thường xuyên trong cộng đồng tu tập Tịnh độ của Phật giáo.
Đặc biệt, việc tìm hiểu và nhận thức bản kinh A Di Đà thông qua phương diện nguồn gốc, ý nghĩa về tính biểu tượng được xây dựng và diễn đạt qua nội dung bản kinh này chính là cách khẳng định tầm quan trọng về mặt triết lý của bản kinh văn này đối với các chủ trương tư tưởng tu tập được thiết lập trong giáo nghĩa Tịnh độ vốn đã được thực thi khơi nguồn và diễn ra từ thời đức Phật và tiếp biến sang đến giai đoạn sơ kỳ của Phật giáo Đại thừa tại Ấn Độ, Tịnh độ tông tại Trung Quốc và cho đến tận ngày nay không ngừng phát triển.
Vị trí bản kinh A Di Đà trong Phật giáo Đại thừa Phật Bản Mệnh Tuổi Hợi .
Kinh A Di Đà là bản kinh văn thuộc hệ thống kinh tạng của Phật giáo Đại thừa với phần nội dung được đức Phật Thích Ca giới thiệu về cảnh giới viên mãn thù thắng nơi cõi Cực lạc Tây phương của đức Phật A Di Đà với sự trang nghiêm của y báo và chính báo kiến lập cho chúng sinh hướng về tu tập cùng sự tán thán của các đức Phật ở các thế giới khác. Hiện nay, nguyên bản tiếng Phạn của bản kinh A Di Đà (Sukhavativyuhah- 小無 量壽經)vẫn còn tại Nhật Bản và trong phần Kinh bộ của Đại tạng kinh Tây Tạng(1). Riêng phần bản Hán trong tạng Đại Chính Tân Tu, hiện vẫn còn hai bản dịch của ngài Cưu Ma La Thập Kinh A Di Đà dịch năm 401TL_ đời Diêu Tần, bản dịch này hiện nay rất phổ biến, và bản của ngài Huyền Trang Kinh Xưng tán Tịnh độ Phật nhiếp thọ dịch năm 650 TL_ đời Đường cùng với đó là một số bản sớ giải về bản kinh A Di Đà này(2). Đặc biệt, trong tư tưởng triết lý của Phật giáo Đại thừa, kinh A Di Đà lại có tầm ảnh hưởng rất phổ quát và đặc biệt quan trọng. Nội dung tư tưởng của bản kinh đã được ngài Long Thọ trích dẫn trong tác phẩm “Dị Hành Phẩm” thuộc“Luận Thập Trụ Tì Bà Sa”, ngài Thế Thân trình bày trong “Thập Địa Luận Kinh” cho đến việc về sau này phát triển thành một tông phái Tịnh độ chính thống của Phật giáo Đại thừa tại Trung Hoa(3), vốn được các vị Tổ của Phật giáo Đại thừa chủ trương thiết lập và hướng đến xây dựng nội dung giáo nghĩa tu tập.
Cơ sở xây dựng biểu tượng trong kinh A Di Đà Phật Bản Mệnh Tuổi Hợi .
Một pháp môn tu tập cơ bản trong Phật giáo, nếu chỉ xuất hiện một cách đơn thuần và mất đi giá trị thích ứng trước sự tác động nhất định từ nhiều yếu tố xã hội, con người, văn hóa,… thì khó thể tồn tại, thích nghi với nhu cầu thực tế. Chính vì thế, vai trò thiện xảo vận dụng tinh thần giáo hoá của đức Thích Tôn được dẫn dụ trong kinh “pháp của Ta thiết thực hiện tại, đến để mà thấy không phải để tin”(4) được xem như biện pháp tối ưu để xuất hiện những phương pháp giáo hoá mới ngoài phương cách truyền thống có từ thời đức Phật.
Thực tế, việc niệm Phật vốn được xem là một phương pháp truyền thống đã được đức Phật hướng dẫn đến các tầng lớp cư sĩ tại gia ở xã hội Ấn Độ thời bấy giờ. Niệm Phật nguyên chữ tiếng Phạn là (Bhudhanusati) nghĩa là “cột cái tâm giác ngộ” của mình vào mọi cử chỉ, hành động, suy nghĩ của thân, khẩu và ý nghiệp.
Đây là ý nghĩa căn bản, cốt yếu của việc niệm Phật được đức Phật truyền dạy cho giới cư sĩ tại gia thực thi qua các hình thức tu trì: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm thí, niệm thiên(5) được diễn đạt trong kinh tạng để tăng trưởng thêm phước đức tu tập. Tuy nhiên, sau thời kỳ nội bộ Phật giáo có sự dị biêt, khủng hoảng về tư tưởng và sự ảnh hưởng của truyền thống tín ngưỡng đa thần Bà La Môn giáo tại Ấn Độ thế kỷ I TCN, vai trò lãnh đạo tinh thần của Phật giáo trong giai đoạn này đang có sự ngờ vực; sự xuất hiện khi ấy của Phật giáo Đại thừa với sứ mạng cần thiết lập nên một ý thức hệ tư tưởng được biến đổi qua hình thức tu tập mới để giải quyết sự khủng hoảng trên. Tinh thần tích cực này được các vị Tổ của Phật giáo Đại thừa chủ trương và hướng đến xây dựng tôn chỉ tu tập mới từ phương thức niệm Phật truyền thống, đơn thuần chuyển thành xưng niệm hồng danh “Nam mô A Di Đà Phật”(6).
Cùng với đó, thiết lập một cõi Tịnh độ toàn mỹ, đầy đủ giá trị viên mãn hạnh phúc, an lạc cho hành giả tu tập nguyện hướng về từ nội dung triết lý được kiện toàn trong bản kinh A Di Đà vốn được phương tiện, quyền xảo y cứ từ nội dung kinh “Đại Thiện Kiến Vương” thuộc kinh Trung A Hàm và kinh Trường Bộ.
Nguyên văn:
Này A Nan! Thành Câu-thi Vương dài mười hai do-tuần, rộng bảy do-tuần. A Nan, ở đây dựng tháp cạnh cao bằng một người, hoặc hai, ba, bốn…, cho đến bảy người.
A Nan, ở chung quanh bên ngoài thành Câu-thi vương có bảy lớp hào. Hào ấy được xây bằng gạch bốn báu là vàng, bạc, lưu ly và thuỷ tinh. Đáy hào cũng trải cát bằng bốn loại là vang, bạc, lưu ly và thuỷ tinh.
Này A Nan, thành Câu –thi vương có bảy lớp tường thành bao bọc bên ngoài. Những lớp tường thành ấy cũng được xây dựng bằng gạch bốn báu là vàng, bạc, lưu ly và thuỷ tinh.
Này A Nan, thành Câu –thi vương có bảy lớp hàng cây đa-la bằng bốn báu là vàng, bạc, lưu ly và thuỷ tinh. Cây đa-la bằng vàng thì hoa, lá và trái bằng bạc. Cây đa-la bằng bạc thì hoa, lá và trái bằng vàng. Cây đa-la bằng lưu ly thì hoa, lá và trái bằng thuỷ tinh. Cây đa-la bằng thuỷ tinh thì hoa, lá và trái bằng lưu ly.
Này A Nan, ở giữa những cây đa-la có đào nhiều hồ sen; hồ sen xanh, hồ sen hồng, hồ sen đỏ và hồ hoa sen trắng.
Này A Nan, bờ hồ hoa ấy được đắp bằng bốn báu là vàng, bạc, lưu ly và thủy tinh. Ở đáy hồ thì rải cát bằng bốn báu là vàng, bạc, lưu ly và thủy tinh(7)
Lịch sử đức Phật A Di Đà như thế nào? Phật Bản Mệnh Tuổi Hợi .
Theo kinh Bi Hoa, thuở xa xưa vào một đại kiếp gọi là Thiện Trì, cõi nước Tản đề Lam, có một vị Chuyển luân Thánh Vương là Vô Tránh Niệm, thống trị bốn châu thiên hạ: Một là Đông Thắng Thần Châu, hai là Nam Thiện Bộ Châu, ba là Tây Ngưu hoá Châu, bốn là Bắc câu lô Châu.
Vua Vô Tránh Niệm có 32 tướng tốt như Phật, dùng pháp hiền thiện minh triết giáo hoá thống trị quốc dân. Người hành Thập thiện được khen thưởng quí trọng, người hành Thập ác bị trừng phạt bằng tiếng sét như sấm trời, loại người ấy ra khỏi cộng đồng sự sống.
Đến khi nhiều người sống thập ác, Vua Vô Tránh Niệm và triều thần quyến thuộc không xuất hiện nữa, vì ngài không nỡ diệt hết bọn xấu, để cho quy luật nhân quả đủ cơ duyên vận hành dạy cho chúng kinh nghiệm.
Đức Phật A Di Đà Phật Bản Mệnh Tuổi Hợi .
Theo luận Câu Xá, quyển 12, thời Vua Vô Tránh Niệm xuất hiện tuổi thọ nhân loại cao đến tám vạn tuổi, môi trường sinh thái tinh khiết, đất đai mầu mỡ, cây cỏ xinh tươi, vật chất sung mãn.
Trong triều đình của Vua Vô Tránh Niệm có quan đại thần Bảo Hải, dòng Phạm Chí rất tinh thông Thiên văn học, mến mộ Phật giáo (Bảo Hải là tiền thân Phật Thích Ca) ông có người con trai tướng hảo thông tuệ, khi mới đản sinh được các nhà tôn quí kính tặng nhiều châu báu nên đặt tên là Bảo Tạng.
Bảo Tạng nhận thấy thân tâm thế giới vô thường khổ, nên xin với cha mẹ xuất gia tu Phật. Tu tập tinh chuyên không bao lâu sau tu sĩ Bảo Tạng chứng quả vô thượng chánh đẳng giác thành Phật hiệu Bảo Tạng Như Lai.
Danh thơm tiếng tốt của Phật Bảo Tạng đến tai Vua Vô Tránh Niệm, Vua cũng thỉnh Phật và chư tăng vào vương cung cúng dường trong ba tháng hạ chu đáo.
Lúc bấy giờ quan đại thần Bảo Hải, sau khi nghe pháp chứng thánh quả Tu đà hoàn trở thành cư sĩ Bồ Tát, nhân một buổi thiết triều bàn luận quốc sự xong, tâu với vua Vô Tránh Niệm: “Bệ hạ cúng dường cầu quả phúc nhân thiên mỹ mãn cũng chỉ ở trong tướng vô thường biến đổi như gió thoảng mây tan.
Do túc nghiệp tu phúc huệ hữu lậu đời trước nay được quả vị tôn quí không ai sánh kịp, thuận tiện giúp đời khôn sáng, cơm no, áo ấm; nhưng chiều sâu tâm lý bệ hạ và thần dân vẫn bất an vì sanh lão bịnh tử khổ. Chi bằng phát tâm bồ đề, hành Bồ tát đạo Kiến tạo nước Phật thì hạnh phúc cho toàn dân biết mấy”.
Vua Vô Tránh Niệm nghe qua đẹp ý, thu xếp việc triều chính, đến vườn Diêm phù đàn cúng dường Phật tăng thính pháp. Đến nơi thấy Bảo Tạng Như Lai nhập định phóng quang sáng suốt, soi rõ mười phương thế giới Tịnh Độ của chư Phật cho chúng hội chiêm bái.
Đồng thời, Vua Vô Tránh Niệm cũng nhập chúng, xét thấy nhân dân của mình sắc thân không ngời sáng như dân Phật, trí tuệ cũng kém hơn, quốc độ đền đài cung điện thô thiển bằng cây đá chạm trổ.
Trong khi đó cung điện xứ Phật làm bằng bảy báu lưu ly, xa cừ, xích châu, mã não, san hô, hổ phách…Đặc biệt không có cõi Phật nào có dân nghèo khó, bệnh viện, nghĩa địa.
Chiều đến quan đại thần Bảo Hải từ tạ Vua về dinh thự riêng, Vua Vô Tránh Niệm hồi cung suốt đêm không ngủ hồi tưởng tư duy, suy xét rút tinh tuý các nước Phật làm thành đại nguyện xây dựng nước Phật cho mình. Sáng sớm Vua đến lễ bái Phật Bảo Tạng xin chứng minh đại nguyện Bồ đề, dù trăm ngàn kiếp khổ khó thực hiện quyết không thối chí. Ngài phát 48 lời đại nguyện.
Ðức Phật A Di Ðà, kiếp trước là con của Đức Ðại Thông Trí Thắng Như Lai. Ngài nhờ công đức thường giảng kinh Pháp Hoa cho chúng sinh nghe nên thành Phật hiệu là A Di Ðà, ở cõi Tây phương Cực lạc.
Muốn cho chúng sanh cõi này vượt khỏi kiếp lầm than của những cái khổ của sinh, lão, bệnh, tử nên Đức Phật Thích Ca nói rõ nhân địa hạnh nguyện của Phật A Di Ðà. Đồng thời, khai thị pháp môn Tịnh độ tu hành rất dễ dàng. Từ thượng lưu trí thức đến hạng dân thường, nếu ai chuyên tu, cũng đều được vãng sinh cả.
Phật Bản Mệnh Tuổi Kỷ Hợi 1959 và 2019 Đá Tự Nhiên Bạc Thái Giá Rẻ Tại Hà Nội
Người Tuổi Kỷ Hợi 1959 tuổi gì? Mệnh gì?
Nam Nữ sinh năm 1959 - Kỷ Hợi:
Âm Dương Ngũ Hành thuộc : Bình Địa Mộc ( Hành Mộc ) tức bụi cây mọc trên đất, mang mệnh Mộc. phật bản mệnh tuổi kỷ hợi 1959
Xem tuổi Kỷ hợi hợp với màu gì?
- Năm sinh dương lịch: 1959, 2019 và 2079
- Năm sinh âm lịch: Kỷ hợi
- Mệnh Mộc
- Màu tương sinh của tuổi Kỷ hợi: trên thực tế, có khá nhiều người tuổi Kỷ hợi yêu thích màu xanh. Và đó cũng chính là màu của bản mệnh của tuổi Kỷ hợi và những bộ trang phục hoặc phụ kiện màu xanh sẽ giúp người mạng Mộc cảm thấy thoải mái, tươi vui hơn. Ngoài ra, người tuổi Kỷ hợi cũng rất hợp với màu đen hoặc xanh đen, vì đen, xanh đen tượng trưng cho hành Thủy, mà Thủy sinh Mộc nên rất có lợi cho người tuổi Kỷ hợi.
- Màu tương khắc của tuổi Kỷ hợi: Người tuổi Kỷ hợi nên kiêng màu trắng vì màu trắng tượng trưng cho hành Kim mà Kim thì khắc Mộc. Nếu lỡ yêu thích màu trắng, người tuổi mậu tý hãy phối thêm với các phụ kiện có màu sắc khác để giảm bớt sự tương khắc của Kim.
Những người tuổi Kỷ Hợi thì nhìn chung cuộc đời cũng có rất nhiều điều tốt đẹp về cả con đường công danh lẫn sự nghiệp. Con đường tình yêu của họ cũng có khá nhiều điều đáng để người khác ngưỡng mộ. Thế nhưng thời tiền vận vẫn có khá nhiều gian nan phải đến lúc hậu vận mới được hưởng cuộc sống hạnh phúc mãi mãi. Khi nói đến công việc làm ăn thì những người tuổi Kỷ Hợi phải nhờ đến sự giúp đỡ của gia đình và gia tộc thì công việc làm ăn mới có thể tốt đẹp lên được. Những người này mà không có gia đình hậu thuẫn đằng sau thì vĩnh viễn không thể nào có thể phát triển được. Vì thế cần phải biết trân trọng và bảo vệ gia đình của mình cho thật tốt. Công danh thì họ cũng chỉ dừng lại ở mức vừa phải chứ không có quá nhiều nổi bật.
Con đường sự nghiệp thì được vững chắc và có thể được thành đạt khi bước vào số tuổi 31 trở đi. Ở độ tuổi này thì họ có thể tự tin làm những điều những dự định mà mình muốn thực hiện khi còn trẻ. Đối với tuổi Kỷ Hợi thì khi bước vào lúc hậu vận là được hạnh phúc và tài lộc.
Theo phong thủy, màu sắc có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ và cân bằng hài hòa âm dương ngũ hành của mỗi người. Do đó việc lựa chọn màu sắc cho những thứ thuộc về ta như trang phục, màu xe, màu sơn nhà cực kỳ quan trọng. Nó sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp, công việc và vận mệnh tài lộc của bản thân bạn. Lựa chọn màu phù hợp không đơn giản mà cũng không khó khăn.
Ngũ hành tương khắc
Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa.
Tương khắc có nghĩa là hành này làm hao mòn, diệt dần hay ảnh hưởng xấu đến hành khác. Thí dụ như: Hỏa khắc Kim, lửa sẽ làm cho kim loại bi tan chảy. Thổ khắc Thủy, đất sẽ ngăn chặn làm cho nước không thể chảy qua được...
Sự tương khắc của ngũ hành cũng có hai trường hợp:
- Khắc nhập: Hành khác gây tổn hại hoặc kềm chế hành của mình (mình bị hại)
- Khắc xuất: Hành của mình kềm chế hay gây tổn hại cho hành khác (Mình không bị hại).
Hỏa khắc Kim: Kim bị khắc nhập (bị hại), Hỏa khắc xuất (không bị hại).
Kim khắc Mộc: Mộc bị khắc nhập (bị hại), Kim khắc xuất (không bị hại).
Mộc khắc Thổ: Thổ bị khắc nhập (bị hại), Mộc khắc xuất (không bị hại).
Thổ khắc Thủy: Thủy bị khắc nhập (bị hại), Thổ khắc xuất (không bị hại).
Thủy khắc Hỏa: Hỏa bị khắc nhập (bị hại), Thủy khắc xuất (không bị hại).
Ý nghĩa các màu hợp với tuổi Kỷ Hợi
Màu đen: Màu đen thường làm người ta liên tưởng đến quyền lực, nghiêm minh và nhã nhặn giống như những doanh nhân, chính trị gia thường khoác trên mình một bộ vest màu đen vậy. Màu đen gắn liền với sức mạnh, sự sợ hãi, bí ẩn, sức mạnh, uy quyền, thanh lịch, trang trọng, chết chóc, xấu xa và hung hăng, uy quyền, nổi loạn và tinh vi.
Màu xanh dương: Xanh dương là đại diện cho màu sắc của biển, của trời còn xanh là cây đại diện cho rừng núi, cây cối. Màu xanh dương mang đến cảm giác sâu thẳm, rộng lớn, bao la nhưng vô cùng vững vàng và bình yên, giống như khi chúng ta dõi mắt nhìn theo một khoảng trời xanh vậy. Màu xanh dương cũng mang ý nghĩa của sự trong sáng, tinh khiết và là màu của sự nam tính “xanh dương còn có liên hệ mật thiết đối với trí tuệ và sự thông minh”. Quan điểm này đã được các nhà khoa học chứng minh là tồn tại và chính xác.
Màu xanh dương nhạt: Diễn tả sự nhẹ nhàng, màu xanh dương nhạt còn truyền đi thông điệp là sự thông cảm, sẻ chia. Màu xanh dương đậm thể hiện trí tuệ, sức mạnh, vững vàng, trong công việc màu xanh dương đậm là biểu tượng của tính chuyên nghiệp, hiệu quả. Khi học tập hoặc làm việc trong không gian, môi trường màu xanh dương thì năng suất làm việc và học tập sẽ cao hơn so với điều kiện bình thường.
Xanh lá cây: Màu xanh lá cây là màu thuộc hành Mộc, là màu tương hợp với mệnh Mộc. Xanh lá cây hay còn gọi là xanh lục. là màu sắc đại diện cho cây cối núi rừng. Nó không chỉ mang ý nghĩa như một màu sắc đơn thuần. Mà hơn cả, nó còn là biểu tượng của sự an toàn, tượng trưng cho sức sống, màu mỡ, mát mẻ, trong lành, hòa bình và phát triển. Màu xanh tạo cảm giác dịu nhẹ cho mắt và truyền tải thông điệp hòa bình đến người đối diện.
Màu sắc không chỉ làm đẹp cho người sử dụng mà nó còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa khác nhau về bản mệnh của một người trong ngũ hành. Mỗi bản mệnh sẽ hợp với một màu sắc khác nhau không ai giống ai cả. Chính vì thế chúng ta ai cũng nên tìm hiểu về màu sắc tượng trưng cho bản mệnh của mình để có thể tránh được những điều xui xẻo không mong muốn.

Phật Bản Mệnh Tuổi Quý Dậu 1993 ( Cách Hóa Giải Vận Hạn Năm Sao Xấu Chiếu Mạng Tốt Nhất )

Khánh Treo Xe ô Tô Phật Bản Mệnh Tuổi Đinh Hợi 2007 ( Cách Hóa Giải Vận Hạn Năm Sao Xấu Chiếu Mạng Tốt Nhất )

Khánh Treo Xe ô Tô Phật Bản Mệnh Tuổi Ất Hợi 1995 ( Cách Hóa Giải Vận Hạn Năm Sao Xấu Chiếu Mạng Tốt Nhất )

Phật Bản Mệnh Tuổi Quý Hợi 1983 ( Cách Hóa Giải Vận Hạn Năm Sao Xấu Chiếu Mạng Tốt Nhất )

Phật Bản Mệnh Tuổi Quý Hợi 1983 ( Cách Hóa Giải Vận Hạn Năm Sao Xấu Chiếu Mạng Tốt Nhất )
Shop Chuyên Bán Kính Cổ Chính hãng Giá Rẻ Phật Bản Mệnh - Vòng Tay Phong Thủy Đá Tự Nhiên
Đặt Hàng Qua Điện Thoại Xin Liên Hệ Theo Số
-----------------o0o-------------------
090.2277.552 - 0979.013.387
Đ/c: Số 14 Ngõ 150 Triều Khúc - Tân Triều - Thanh Trì - Hà Nội
Nhắn Tin Gọi Điện Miễn Phí Zalo : 0902277552